GIẢI THÍCH KÝ HIỆU TRÊN CÁC LOẠI NHỰA THÔNG DỤNG
Nhựa là một vật liệu linh hoạt có trong ô tô, đồ chơi, bao bì, quần áo, đồ gia dụng, đồ dùng thực phẩm, v.v…Và có thể bạn sẽ vài lần bắt gặp các ký hiệu của nó trên vỏ hoặc dưới đáy của các sản phẩm. Với tất cả các quy tắc và ký hiệu khác nhau trên các đồ dùng bằng nhựa, người dùng có thể bối rối khi không hiểu chính xác ý nghĩa và nguyên nhân xuất hiện của nó. Vậy hãy cùng Alta Plastic tìm hiểu ý nghĩa của các ký hiệu để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé!
>>> Xem thêm: Chung tay cùng Alta Plastic bảo vệ môi trường
Biểu tượng của nhựa khá phổ biến như ba mũi tên nối nhau để tạo thành một hình tam giác với các số từ 1 đến 7 bên trong và phía dưới là các chữ, tất cả chúng tạo ra sự khác biệt đáng kể. Những sản phẩm gia dụng làm bằng nhựa như chai nước, hộp lọ mà bạn mua không phải cái nào cũng giống nhau, và sự khác biệt quan trọng chính là mức độ độc hại của loại nhựa cấu tạo nên chúng.
Ý nghĩa của 7 loại ký hiệu nhựa thông dụng trên thị trường
Số 1 – Polyethylene Terephthalate (PET hoặc PETE)
Loại nhựa thường gặp và phổ biến cho dòng đồ uống đóng chai như nước ngọt, nước khoáng và một số bao bì thực phẩm khác vì nó rẻ, nhẹ và dễ tái chế. Loại nhựa này có thể cho vào tủ lạnh cả ngăn mát lẫn đông vì nó chịu được nhiệt độ thấp. Nhưng chúng không được cho vào lò vi sóng vì loại nhựa này sẽ chảy và ngấm vào đồ ăn, gây hại cho sức khỏe.
Nó rất khó để làm sạch, tỷ lệ tái chế của nó vẫn tương đối thấp (khoảng 20%) mặc dù các nhà sản xuất có nhu cầu cao về vật liệu này. Nó không được khuyến khích tái sử dụng nên dùng xong hãy vứt chúng đi ngay.
Số 2 – High Density Polyethylene (HDPE)
HDPE hay còn hiểu là nhựa mật độ cao, là loại nhựa tốt nhất trong các loại nhựa, đa năng với nhiều công dụng, đặc biệt là khi dùng để đóng gói. Nó có nguy cơ rửa trôi thấp và có thể dễ dàng tái chế thành nhiều loại hàng hóa. Loại nhựa này chịu được nhiệt độ 110oC nên có thể cho vào lò vi sóng công suất thấp.
Loại nhựa này thường có màu hoặc đục và có thể được tìm thấy trong bình đựng sữa và nước tẩy rửa hoặc bình tẩy rửa gia dụng. HDPE có thể dễ dàng tái chế thành gỗ nhựa, chai lọ hoặc ống thoát nước. Thường được các chuyên gia khuyên nên lựa chọn vì nó là một trong dạng nhựa an toàn nhất.
Số 3 – Polyvinyl Chloride (V hoặc PVC)
Loại nhựa cứng và chống thấm tốt, vì vậy nó thường được sử dụng cho những thứ như chai dầu gội, dầu ăn, đường ống và vách ngăn. Ngoài ra, PVC cũng sẽ được tìm thấy trong nhiều sản phẩm và bao bì. Nó hiếm khi được tái chế, nhưng nó được một số nhà sản xuất gỗ nhựa chấp nhận.
PVC khá phổ biến nhưng chúng có chứa các loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Lưu ý không được đốt PVC vì nó sẽ dễ tiết ra chất độc, không nên mua đồ chơi cho bé bằng nhựa PVC cũng như không để bé ngậm các loại đồ chơi nhựa và tuyệt đối không hâm nóng thực phẩm bằng lò vi sóng.
Số 4 – Low Density Polyethylene (LDPE)
Là loại nhựa mật độ thấp, thường được tìm thấy trong túi mua sắm, được ứng dụng chế tạo túi nylon, túi tote, túi giặt khô và thực phẩm đông lạnh hoặc túi bánh mì. LDPE là loại nhựa có tính trơ về hóa học nhưng kém bền về vật lý hơn HDPE, nó có thể chịu được 95oC trong thời gian ngắn.
LDPE hiếm khi được tái chế nhưng nó vẫn có thể được sản xuất thành gạch lát sàn, gỗ xẻ, tấm ốp, phong bì vận chuyển, thùng ủ phân, thùng rác và bọc bong bóng. LDPE dễ gãy, vỡ, trầy xước, khả năng chịu va đập vật lý kém và lưu ý không nên cho nhựa LDPE vào lò vi sóng để hâm, nấu thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.
Số 5 – Polypropylene (PP)
Loại này có nhiệt độ nóng chảy cao và chịu nhiệt lên đến 167oC nên có thể sử dụng trong lò vi sóng hoặc nó thường được chọn cho các thùng chứa giữ chất lỏng nóng, thường thấy trong một số hộp đựng sữa chua, xi-rô và chai thuốc, nắp đậy, ống hút. Nhưng bạn không nên dùng nó quá lâu trong lò vi sóng, khuyến cáo chỉ nên dùng dưới 4 phút.
PP là loại nhựa khá an toàn với sức khỏe và cũng được chuyên gia khuyên sử dụng. Loại nhựa này thường dùng để sản xuất các hộp đựng thực phẩm, cốc đựng cà phê…. Vì vậy để đảm bảo an toàn thì bạn nên chọn mua đồ đựng thực phẩm bằng nhựa có ký hiệu số 5.
Số 6 – Polystyrene (PS)
Có thể được sản xuất thành các sản phẩm cứng hoặc xốp, là loại nhựa rẻ và nhẹ thường tìm thấy trên vỏ của một số loại hộp đựng đồ ăn nhanh, đĩa và cốc dùng 1 lần, hộp đựng trứng và nó được xem là chất có thể gây ung thư ở người.
Nó có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể nhưng nếu như cho vào lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Loại nhựa này cũng không được phép để đựng đồ ăn thức uống lâu dài vì nó có chứa các chất acid, chất kiềm mạnh. PS khuyến cáo không được sử dụng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài và chỉ nên dùng một lần ở các sản phẩm này.
Số 7 – Khác
Bất kỳ loại nhựa nào không thuộc một trong 6 loại đó đều có số 7 bên trong hình tam giác, thường là PC và các loại nhựa khác. Đây được xem là loại nhựa cực kỳ độc hại và rẻ, thường được tìm thấy trong một số hộp đựng thực phẩm, bình đựng nước, bảng hiệu và màn hình, máy tính và thiết bị điện tử, DVD, kính râm.
Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư và rất nhiều bệnh khác, vì vậy nên lưu ý không được hâm nóng thực phẩm hoặc đựng đồ nóng vì nó có khả năng nhiễm vào thức ăn rất nguy hiểm.
Các loại nhựa nên dùng và không nên dùng
Trên đây là các cách phân biêt các loại nhựa an toàn cho sức khỏe để tiện cho việc mua sắm cũng như sử dụng các sản phẩm. Ngoài ra, Alta Plastic cung cấp các loại túi phân hủy sinh học được làm từ chất liệu LDPE và HDPE hoàn toàn thân thiện với môi trường và sức khỏe của bạn và gia đình.
Sản phẩm bao bì phân hủy sinh học của Alta Plastic có các tính năng vượt trội như:
- Màu sắc, mẫu mã của sản phẩm vô cùng đa dạng.
- Không thấm nước, dẻo, bền.
- Thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe người dùng.
- Sản xuất tại Việt Nam.