SỰ THẬT VỀ CÁC LOẠI TÚI VÀ GIẢI PHÁP TÚI PHÂN HỦY SINH HỌC
Túi sinh hoạt trở thành một vật dụng không thể tách rời trong cuộc sống của con người. Với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều loại túi được sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người, như: túi nilon, túi giấy, túi vải… Bên cạnh tính tiện lợi, bản thân các loại túi này cũng tồn tại những mặt tối không phải ai cũng biết.
1. Túi nilon

Túi nilon rất phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày
Túi nilon được xem là một trong những phát minh vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Được phát minh vào năm 1935 và bắt đầu trở nên phổ biến từ 1980. Đến nay, túi nilon vẫn được sử dụng rộng rãi và không thể tách rời trong sinh hoạt hằng ngày.
Bên cạnh những lợi ích mà chúng mang lại, cũng tồn tại những mối nguy hại ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và cả sức khỏe con người. Nguyên liệu chính của túi nilon là các hạt nhựa tổng hợp, dầu mỏ và khí đốt. Chính vì vậy, quá trình sản xuất sẽ tạo ra khí C02, làm tăng hiệu ứng nhà kính.
Điều đáng buồn là mỗi năm có khoảng 1.000 – 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ và thải ra môi trường. Và như chúng ta đều biết, loại túi này phải mất thời gian từ 500 – 1000 năm mới có thể phân hủy, gây ảnh hưởng đến môi trường đất và nước, hủy hoại hệ sinh thái. Chính vì vậy, túi nilon chỉ tiện lợi trong nhất thời nhưng để lại những hậu quả nghiêm trọng về sau.
2. Túi giấy

Túi giấy cũng được người tiêu dùng ưa chuộng
Trong tình cảnh rác thải nhựa “xâm chiếm” môi trường, con người cùng nhau nỗ lực hướng đến mục tiêu loại bỏ túi nilon bằng cách thay thế thành những sản phẩm tương đồng. Và túi giấy được biết đến là một trong những lựa chọn lý tưởng để khắc phục tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.
Túi giấy được làm từ chất liệu gỗ, có thể phân hủy trong môi trường và an toàn với sức khỏe con người. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi từ túi nilon sang túi giấy như một hành động bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, túi giấy chỉ thật sự thân thiện với môi trường nếu như được tái sử dụng tổi thiểu 43 lần. Nhưng tái sử dụng loại túi này cũng khá khó khăn bởi vì chúng rất dễ rách. Nếu chỉ dùng một lần rồi vứt, túi giấy cũng gây tác hại đến môi trường, thậm chí càng nặng nề hơn cả túi nilon.
Theo các nghiên cứu, quá trình sản xuất giấy đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn và có thể làm tăng khí nhà kính hơn cả túi nilon lên đến 80%. Đồng thời, để sản xuất giấy, người ta cần phải đốn cây, dẫn đến nguy cơ mất rừng, kéo theo hệ lụy biến đổi khí hậu toàn cầu.
3. Túi vải

Túi vải là một trong những lựa chọn thay thế cho túi nilon
Nhằm loại bỏ túi nilon trong cuộc sống thường ngày, con người đã lựa chọn thay thế bằng những sản phẩm có vật liệu thân thiện môi trường, nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí tiện lợi. Trong đó, túi vải là một trong những lựa chọn lý tưởng.
Như chúng ta vẫn thường biết, túi vải có thể tái sử dụng nhiều lần, góp phần tiết kiệm tài nguyên và giảm lượng rác thải nhựa, hạn chế tác động đến môi trường. Đồng thời, với khả năng phân hủy tự nhiên, chúng được xem là sự thay thế hàng đầu cho các loại túi nilon thông thường.
Tuy nhiên, sử dụng túi vải không đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường. Theo khoa học nghiên cứu, một chiếc túi vải cần tái sử dụng 20.000 lần, tương đương khoảng 50 năm mới đủ để bù đắp cho quá trình sản xuất ra chúng. Thế nhưng, ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng sản xuất hàng loạt các loại túi vải đi cùng với khẩu hiệu “hạn chế rác thải nhựa”, vô tình gây ra tình trạng dư thừa, không còn giữ đúng mục đích bảo vệ môi trường như ban đầu.
Túi vải nếu không được tái sử dụng nhiều lần cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường như các loại túi nilon khác. Thực tế, loại túi này có khả năng phân hủy tự nhiên, nhưng cũng mất khoảng thời gian từ 5 – 7 năm trong môi trường đất. Đồng thời, quá trình tạo ra túi vải cũng tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, năng lượng, có thể gây ô nhiễm cho môi trường.
Có thể thấy được, túi giấy, túi vải chưa hẳn là lựa chọn thay thế lý tưởng nhất. Chúng ta cần phải xem xét cả quá trình sản xuất, nguyên liệu và vòng đời của sản phẩm. Ngoài ra, chúng ta nên tập trung vào việc thay đổi thói quen tiêu dùng, tái chế và tái sử dụng các sản phẩm, hạn chế sử dụng các nguyên liệu nhựa một lần.

Túi phân hủy sinh học dần trở thành xu hướng của người tiêu dùng
Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, túi phân hủy sinh học cũng dần trở nên phổ biến với người tiêu dùng. Thành phần của túi sinh học chủ yếu là nhựa nguyên sinh và chất phụ gia thúc đẩy quá trình phân hủy. Ưu điểm của loại túi này có thời gian phân hủy ngắn, trung bình từ 6 tháng đến 2 năm, tùy thuộc vào điều kiện của môi trường. Chính vì vậy, so với các sản phẩm khác, túi phân hủy sinh học trở thành sự lựa chọn tối ưu.
Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất bao bì sinh học, sản phẩm của Alta đảm bảo có thể phân hủy trong tự nhiên, thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe của người tiêu dùng được chứng nhận Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, túi phân hủy sinh học nhà Alta Plastics còn đa dạng các mẫu mã, màu sắc và kích thước, đáp ứng được mọi yêu cầu của người tiêu dùng.
Những hành động nhỏ ngày hôm nay của chúng ta cũng góp phần xây dựng thế giới trong lành ngày mai.